Cẩm nang dành cho mẹ bầu và thai nhi – Cập nhật năm 2019

Sinh ra một em bé khỏe mạnh, lanh lợi là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, thì các mẹ bầu phải là một bà mẹ thông thái. Dưới đây là các thông tin cơ bản mà bất kỳ người phụ nữ nào đang chuẩn bị hoặc đang mang thai cũng cần nắm rõ. Có thể coi là bộ cẩm nang dành cho mẹ bầu .

Cẩm nang dành cho mẹ bầu và thai nhi

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bà mẹ mang thai. Nếu ăn uống không đủ, ăn uống không đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và bà mẹ.

Cẩm nang dành cho mẹ bầu và thai nhi

Tuy nhiên, làm thể nào để các mẹ thực hiện chế độ ăn uống tốt và đúng cách lại là vấn đề không đơn giản. Vậy chế độ ăn ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Và ăn tuân theo nguyên tắc nào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Đây cũng là những băn khoăn mà hầu hết các bà mẹ nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Thông qua Khóa học chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu do Thạc sĩ- Bác sĩ Lê Thị Hải (Nguyên giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng quốc gia) hướng dẫn sẽ giải đáp toàn bộ những lo lắng này. Cũng như hướng dẫn các chế độ ăn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn, chẳng hạn:

Chế độ ăn trong 3 tháng đầu

Chế độ ăn trong 3 tháng giữa

Chế độ ăn trong 3 tháng cuối

Ăn gì giúp con khỏe mạnh tránh dị tật bẩm sinh

Ăn gì cho con thông minh

Ăn gì cho con phát triển chiều cao tốt nhất

Đối với bà bầu bị nghén năng thì có chế độ ăn ra sao

Cũng như trong giai đoạn thai kỳ thì bà bầu nên kiêng những thực phẩm nào

Với 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng, Bác sĩ Lê Thị Hải sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cũng như kiến thức hữu ích và đáng tin cậy. Mình sẽ giới thiệu sơ lược những nội dung mà khóa học mang lại cho các mẹ.

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu tầm quan trọng của chế độ ăn.

Tầm quan trọng của chế độ ăn khi mang thai

Thời kỳ mang thai, ăn uống đóng vai trò quan trọng. Vì ăn đầy đủ dưỡng chất thì mẹ mới có sức khỏe tốt để sinh ra em bé khỏe mạnh. Ăn uống không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi cũng như sức khỏe của bé sau này. Nếu mẹ ăn thiếu các dưỡng chất có thể thai nhi sẽ bị di tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai.

Nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu thiếu dưỡng chất dễ xảy ra tình trạng xảy thai, thai chết lưu. Hoặc trong các giai đoạn sau của thai kỳ, chế độ ăn hàng ngày thiếu chất dinh dưỡng dễ xảy ra trường hợp sinh non.

Đối với các bé bị suy dinh dưỡng bào thai sau này lớn lên sẽ thấp bé, nhẹ cân hay mắc các bệnh mãn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng.

Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ, vì nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây tình trạng thừa cân béo phì ở mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến em bé sau này.

Nếu mẹ tăng cân quá nhiều thì nguy cơ mẹ bị tiểu đường thai nghén, nhiễm độc thai nghén, thậm chí là tiền sản giật gây nguy hiểm cho em bé. Thêm nữa em bé sinh quá to sau này em cũng có thể cũng bị tiểu đường hoặc béo phì.

Do đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong bụng và cả sau này. Nhưng trước hết là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà mẹ.

Tại sao bà mẹ phải ăn uống đầy đủ khi mang thai?

Trước khi mang thai, chúng ta ăn uống cho bản thân. Nhưng khi có thai. thì cơ thể chúng ta còn nuôi thêm 1 sinh linh nữa do đó, nhu cầu chất dinh dưỡng rất là cần thiết.

Ban đầu, em bé của chúng ta chỉ là một tế bào sau đó phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Một em bé mới sinh ra có cân nặng khoảng 3kg, chiều dài khoảng 50cm. Nên nhu cầu về dưỡng chất cho sự phát triển của em bé là hết sức cần thiết.

Chế độ ăn khi mang thai không những ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt, nếu mẹ ăn uống đầy đủ thì các dưỡng chất này chuyển sang dạng dự trữ, để tạo sữa, giúp mẹ thực hiện thiên chức cho con bú, Hỗ trợ cho em bé giai đoạn đầu đời .

Trong thời gian mang thai người mẹ cần bổ sung những chất gì?

Năng lượng, chất đạm, chất béo và các vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc bổ sung như thế nào là hợp lý, cân bằng để đảm bảo đầy đủ cho cả mẹ và bé. Thì các bạn có thể tìm hiểu qua Khóa học Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu của Ths- Bs Lê Thị Hải. 

Thêm một lưu ý nữa cho các mẹ bầu. Việc bổ sung các dưỡng chất nên tuân theo 2 nguyên tắc cơ bản sau: ăn thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và phải ăn đầy đủ – cân bằng các chất trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy việc bổ sung các chất dinh dưỡng là cần thiết cho mẹ bầu, nhưng không phải ăn vô độ, ăn không kiểm soát. Nếu để tình trạng thừa cân, béo phì xảy ra không những gây hậu quả cho em bé sau này mà trước hết ảnh hưởng trực tiếp lên người mẹ. Vậy, trong thai kỳ người mẹ nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Tại sao phải kiểm soát thể trạng của mẹ bầu hợp lý

Theo Thạc sĩ- Bác sĩ Lê Thị Hải (Nguyên giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng- Viện dinh dưỡng quốc gia ) việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít điều để lại tác hại.

Tác hại của việc tăng cân quá mức và tăng cân quá ít

Tăng cân quá nhiều gây ra tình trạng thừa cân- béo phì., người mẹ dễ bị tình trạng tiểu đường ở giai đoạn thai nghén, cao huyết áp, tiền sản giật, nếu bào thai quá lớn thì phải đẻ mổ.

Một số người có quan niệm rằng, cứ ăn nhiều không sao, đẻ thường không được thì sinh mổ. Tuy nhiên, việc gì không thuận theo tự nhiên thì sẽ không tốt.

Đầu tiên phải kể đến, trong quá trình sinh mổ có thể có khả năng dao mổ sẽ rạch trúng cơ thể em bé. Ngoài ra, đứa trẻ sinh bằng con đường dưới, khi chui ra khỏi âm đạo của người mẹ,thúc đẩy nang phổi trẻ mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động sau khi sinh ra. Khi thai nhi chui qua thành âm đạo hẹp, lồng ngực của bé co bóp mạnh giúp tống xuất dịch trong phổi, nhờ đó giảm viêm phổi sau sinh. Còn đối với bé sinh mổ đường hô hấp kém hơn nên dễ mắc chắc bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phổi.

Nói chung mẹ bầu ăn thiếu dinh dưỡng hoặc tăng cân quá nhiều đều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, cân nặng của một em bé mới sinh khoảng từ 2,8-3kg là thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Còn đối với tăng cân quá ít thì có khả năng con suy dinh dưỡng bào thai, mà đối với mẹ bầu tăng quá ít thì sau này mẹ thiếu sữa nuôi con. Đây cũng là điều bất lợi sau này.

Sinh thường có nhiều ưu điểm tốt cho mẹ và bé. Người mẹ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có thể thoải mái đi lại và cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời. Bé sinh ra cũng không lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vậy người mẹ tăng cân bao nhiêu thì hợp lý để cho quá trình sinh thuận lợi?

Tăng cân như thế nào là hợp lý

Trước khi mang thai, người mẹ phải xác định chỉ số khối của cơ thể (BMI) đây là chỉ số cân đối giữa cân nặng và chiều cao

Cách tính : BMI = cân nặng/ (chiều cao (m))2

Người mẹ có cân nặng bình thường:  BMI = 18,5- 22,9 được phép tăng từ 9-12kg

Người mẹ thiếu cân có BMI ≤ 18,5 được phép tăng từ 12- 15 kg

Người  mẹ thừa cân có BMI ≥ 23- 24,9 được phép tăng từ 8-9kg

Người mẹ béo phì có BMI > 25 tăng từ 7-8kg

Khối lượng cơ thể tăng bao gồm thai nhai, nước ối và bánh nhau. Do đó phải tăng cân hợp lý.

Dạo trước mình có thấy các bạn share các bài viết mẹ bầu 8 tháng mà chỉ tăng có 1kg. Mặc dù đã qua một lần sinh nở, nhưng mình cứ thắc mắc tại sao bà mẹ đó có thể thực hiện được như vậy. Chắc đây chỉ là một bài viết giật tít câu like, nhưng cũng rất nhiều lượt share FB và bình luận đồng tình hưởng ứng. Hãy là một bà mẹ thông thái thì con mình mới khỏe mạnh, lanh lợi các mẹ nhá!

Việc điều chỉnh các chỉ số tăng thể trạng trong các giai đoạn thai kỳ cũng cực kỳ quan trọng. Điều này, sẽ giúp các mẹ bầu điều chỉnh được lượng thực phẩm đưa vào trong cơ thể. Các mẹ có thể tham khảo trong  Khóa học Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu của Ths- Bs Lê Thị Hải. Trong khóa học này Bs Hải chỉ dẫn khá kỹ, cũng như chi tiết, cụ thể trong từng giai đoạn.

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai

Thứ nhất, luôn giữ tâm trạng vui vẻ. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất trước khi quyết định sinh con nhằm tránh những lo lắng về kinh tế trong thai kỳ để ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Thứ hai, chú ý nghỉ ngơi cũng như không làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

Thứ ba, các mẹ phải từ bỏ các thói quen không tốt: không thức quá khuya, không uống rượu, trà đặc, thuốc lá, cà phê, ăn mặn.

Thứ tư, nên điều hòa cơ thể: nghỉ ngơi, tập thể dục thể thao, đi bộ, đi bơi hoặc các bài tập Yoga nhẹ nhàng cho tới khi lúc sinh, công tác này rất có lợi cho mẹ khi sinh em bé.

Theo kinh nghiệm của bản thân thì mình thấy tập Yoga mang lại khá nhiều lợi ích:

  • Giúp cho cơ thể mình khỏe hơn đây là cách giúp mình cân bằng được những thay đổi trong cơ thể,
  • Đẩy lùi các cơn đau lưng
  • Trong quá trình mang thai, người chúng ta hay lo lắng bồn chồn, tập Yoga cũng giải tỏa lo lắng giúp thư giãn đầu óc vừa tốt cho mẹ, giúp thai nhi phát triển tốt……

Hiện nay, có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy việc thường xuyên luyên tập các bài Yoga cho bà bầu mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Cũng như, hạn chế được tình trạng sinh non. Nhất là phụ nữ đang mang thai tập Yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần luôn sảng khoái, kiểm soát được trọng lượng cơ thể và cải thiện được vóc dáng.

Bạn có thể tham khảo khóa học Yoga cùng mẹ bầu khỏe mạnh. Đây là khóa học online nên cũng tiện cho các mẹ bầu. Chỉ cần có sẵn các thiết bị điện tử, một chiếc thảmmột bộ đồ phù hợp là có thể tập được. Giờ giấc linh động, rất phù hợp với các bạn trong thời gian thai kỳ. Khóa học được sự hướng dẫn của chuyên gia Thu Mint. Đây là một huấn luyện viên Yoga và trị liệu giàu kinh nghiệm. Thông qua bài học này các mẹ sẽ:

  • Thấu hiểu tường tận về kỹ thuật an toàn và hiệu quả Yoga cho mẹ bầu
  • Nắm được bí quyết luyện tập các tư thế giảm bớt căng thẳng khi mang thai
  • Giúp loại bỏ những lo lắng liên quan đến trầm cảm sau sinh
  • Tăng cường oxy và dưỡng chất trao đổi giữa mẹ và thai nhi
  • Thắt chặt tình cảm giữa vợ và chồng đến ngày khai hoa nở nhị
  • Đặc biệt, em bé của bạn sẽ luôn được khỏe mạnh cho đến khi chào đời

Cẩm nang dành cho mẹ bầu và thai nhi

Vậy các bạn đừng chần chừ nữa. Hãy tham gia khóa học bổ ích này để mẹ con khỏe mạnh của nhà cùng vui.

Thứ năm, vấn đề sinh hoạt tình dục cũng không phải hoàn toàn kiêng. Nhưng cũng cần lưu ý các vấn đề sau: trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì nên hạn chế. Nếu thường xuyên thì dễ xảy thai trong 3 tháng đầu hoặc sinh non ở 3 tháng cuối. Các động tác phải nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Thứ sáu, mẹ bầu chú ý đi khám thai định kỳ. Các mốc thời gian khám thai cần lưu ý:

  • Thời kỳ 2-3 tuần: sau khi dùng que thử xác định mình có thai nên đi khám để xác định thai nằm đúng vị trí trong tử cung, để tránh trường hợp thai nằm ngoài.
  • Thời kỳ từ 11-12 tuần: nên đi khám sàng lọc dị tật bẩm sinh cho bé ví dụ: siêu âm 3 chiều, siêu âm 4 chiều, đo độ mờ da gáy để xác định trẻ có bịnh Down, hoặc các bệnh liên quan tới Nhiễm sắc thể. Nhằm mục đích điều chỉnh thai nghén để tránh sinh ra những trẻ dị tật.
  • Thời kỳ từ 4-6 tháng: nên đi khám thai 1 tháng/lần. để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.
  • Từ tháng thứ 7 cho tới lúc sinh nở nên đi khám mỗi tháng 2 lần.

Vậy tổng cộng số lần đi khám từ 10-12 lần. Tuy nhiên, có thể dãn số lần khám không bắt buộc phải đi đủ số lần như trên. Nhưng Thời kỳ 2-3 tuần và Thời kỳ từ 11-12 tuần thì cực kỳ quan trọng nên các mẹ chú ý không được bỏ qua.

Những dấu hiệu bất thường các mẹ cần phải đi khám ngay

Âm đạo ra máu nhất là tháng đầu có khả năng mất em bé hoặc âm đạo ra dịch có màu đỏ bất kể là nhiều hay ít cũng phải đi khám ngay.

Nếu đã trải qua giai đoạn nghén nhưng tình trạng nôn mửa vẫn xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi khám để bác sĩ điều trị.

Thị lực mờ.

Thai máy bất thường chẳng hạn số lần thai máy giảm hoặc không thấy thai máy.

Đâu đầu kéo dài có thể do bị cao huyết áp đây là một nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén. Hoặc đau nghiệm trọng kèm theo cơ cứng cổ tử cung.

Phù nề ở tay chân ở bà bầu là bình thường. Tuy nhiên tình trạng này không dần biến mất hoặc thể trạng tăng quá nhanh gây chèn ép tĩnh mạch đùi thậm chí phù nề cả mặt thì cần đi khám ngay

Đột ngột sốt, cảm lạnh

Đi tiểu quá ít hoặc có cảm giác buốt đau

Đau bụng kéo dài hoặc nghiệm trọng

Huyết áp tăng cao hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.

Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thì việc tương tác giữa mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ.

Để trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần thì người mẹ cần tạo môt môi trường tốt trừ bên trong lẫn bên ngoài của người mẹ. Tạo một sợi dây liên kết với con, để con cảm nhận được tình yêu thương, cảm thấy được mình là một cá thể độc lập.

Hiện nay, người ta gọi quá trình kết nối giữa cha mẹ và đứa con trong bụng gọi là thai giáo. Vậy thai giáo là gì? Tại sao phải thai giáo? Mình cùng tìm hiểu để đem lại điều tốt nhất cho con các bạn nhé.

Thai giáo và lý do nên thai giáo

Từ xưa ông bà ta không sử dụng thuật ngữ “Thai giáo” nhưng cũng áp dụng nhiều phương pháp thai giáo vẫn còn áp dụng đến bây giờ. Chăng hạn những người sắp làm mẹ thì những lời nói, cử chỉ phải đoan trang, thùy mị tránh cãi vã lẫn nhau, tránh những nơi xô bồ, dung tục. Tốt nhất là giữ cho tâm hồn luôn thư thái, yên lành và vui vẻ.

Ngày nay, các nhà khoa học nghiên cứu về thai giáo thuộc Liên hiệp thai giáo quốc tế (OMAEP) cũng cho rằng:

Tất cả các mẹ ăn uống, hít thở, những kinh nghiệm mẹ trải qua, những căng thẳng người mẹ gặp phải phần nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Theo TS tâm lý Thomas Verny tác giả cuốn sách ” Bí mật sự sống của thai nhi”  đã nói rằng “Ngay từ những giây phút được thụ thai, những kinh nghiệm đầu đời của thai nhi trong bụng mẹ cũng quyết định đến cấu trúc bộ não, đặt nền móng cho khí chất, tính cách và khả năng tư duy của em bé về sau”

Điều này cho thấy thai giáo là cực kỳ quan trọng. Đây cũng là một bước rất cần thiết cho các bạn chuẩn bị và đang mang thai Vậy thai giáo là gì?

Thai giáo là gì?

Thai giáo là ngành khoa học tập trung các kiến thức ưu sinh nhằm nuôi dạy thai tốt. Thai giáo gồm 3 quá trình:

  • Quá trình thụ thai trong điều kiện cơ thể của người cha và người mẹ trong trạng thái tốt nhất
  • Quá trình dưỡng thai tạo môi trường tốt nhất cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể của người mẹ. Môi trường bên trong bao gồm: tình trạng dinh dưỡng, các cơ quan nội tạng, hệ miễn dịch, kể cả suy nghĩ, tâm tư tình cảm của người mẹ
  • Quá trình giáo dục thai nhi là quá trình kích thích vào não bộ để bộ não được phát triển tối ưu và phát huy hết tiềm năng của thai nhi

Tại sao phải thai giáo

Thai giáo nhằm đảm bảo môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể người mẹ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Giúp sự phát triển não của trẻ một cách toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Giúp cho mẹ hình thành được tình cảm gắn bó, yêu thương thân thiết giữa cha mẹ và con cái trong bụng. Cũng như cung cấp cho cha mẹ kiến thức về nuôi dạy thai nhi cũng như nền tảng cho quá trình nuôi dạy em bé sau này.

Cẩm nang cho mẹ bầu và thai nhi

Bạn có thể tham khảo khóa học Thai giáo cho bà bầu của Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Viện Phó- Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK. Thông qua khóa học này các mẹ có thể :

  • Hiểu được thế nào phương pháp thai giáo và khả năng thụ giáo của thai nhi
  • Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ
  • Kết nối với thai nhi
  • Các kiểu thai giáo: Thai giáo xúc giác, Thai giáo âm nhạc, Thai giáo xúc giác, Thai giáo ánh sáng.
  • Những sai lầm thường gặp khi thực hành thai giáo
  • Những điều kiêng làm khi mang thai
  • Các kỹ năng thai giáo cho người mẹ

Một đứa trẻ được thai giáo sinh ra sẽ có nhiều ưu điểm hơn:

  • Có khả năng tương tác với thế giới bên ngoài tốt hơn
  • Trưởng thành nhanh hơn
  • Sớm biết nói hơn
  • Sớm nhận thức và phát triển những khả năng tự cử động
  • Hòa đồng hơn
  • Ít khóc hơn
  • Tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn hạnh phúc hợn

Nhờ vậy mà sự gắn kết giữa cha mẹ và em bé được thai giáo tốt hơn và tỉ lệ bà mẹ cho con bú bằng sữa mẹ sẽ nhiều hơn. Những lợi ích trẻ được bú sữa mẹ mang lại thì hầu như ai cũng biết.

Xem thêmKinh nghiệm mẹ cho con bú vú đúng cách từ A – Z

Hy vọng bộ cẩm nang dành cho mẹ bầu này phần nào giúp các bạn có thêm một số thông tin cần thiết để trải qua một thai kỳ nhẹ nhàng. Chúc các mẹ khỏe, con sinh ra thông minh, lanh lợi!!!

Ngoài ra còn rất nhiều khóa học chất lượng khác trên Kyna.vn mà các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho sự ra đời của thiên thần nhỏ một cách tốt nhất.

[button-blue url=”https://kyna.vn/324645″ target=”_self” position=””]XEM CÁC KHÓA HỌC TRÊN KYNA.VN[/button-blue]

Thảo luận