Chăm con là điều hạnh phúc. Mỗi ngày, ta chứng kiến con lớn dần lớn dần. Ban đầu, bé yêu chỉ là bào thai trong bụng, tới lúc sinh ra, biết khóc, biết nói, chạy nhảy ….. Mỗi ngày là một trải nghiệm thú vị. Con khỏe thì mẹ mới vui, tuy nhiên nuôi nhỏ thì có lẽ không phải là điều dễ dàng. Nhất là bé ở giai đoạn 0- 1 tuổi, chăm bé như thế nào, cho bé ăn uống ra sao để phát triển toàn diện. Qua bài viết này mình chia sẻ một số bí quyết chăm con từ 0 đến 12 tháng giúp mẹ nhàn tênh.
Nội dung bài viết
Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi
Mình cũng như bao mẹ bỉm sữa khác, lúc chưa có con, mình chỉ có một trách nhiệm duy nhất là chăm sóc bản thân thật tốt. Nhưng điều này thì hoàn toàn không đúng khi có thêm một đứa bé. Ngoài việc thích nghi có sự tồn tại một cá thể mới bên cạnh, còn lệ thuộc vào mình, thêm một trách nhiệm nữa làm sao chăm con tốt. Và bây giờ, con mới là ưu tiên hàng đầu. Hôm nay, con có khỏe không, uống sữa bình thường không, có vấn đề về tiêu hóa không, tiêm ngừa, sốt, con ngủ ngày tối lại quấy, .. hàng ngàn phải lo lắng. Chắc có lẽ tôi may mắn vì có sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ của mình và cũng tham khảo khóa học chăm con của Ths Bs Lê Thị Hải đã phần nào giúp tôi vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.
Một bí quyết có lẽ là tối ưu với bà mẹ có con trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi chính là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích, giảm rất nhiều áp lực lên người mẹ.
Li ích đối với con
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sự phát triển bình thường của trẻ. Và hiện nay không có loại sữa công thức nào có thể bằng sữa mẹ bởi vì:
- Sữa mẹ là dinh dưỡng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu nhất.. Nó không những giúp cho trẻ em phát triển tốt về thể chất mà còn tốt về tinh thần.
- Giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh.
- Đặc biêt sữa mẹ còn giúp trẻ phòng chống các bệnh tật. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có ít nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.
- Sữa mẹ luôn sẵn sàng cho em bé bú bất cứ lúc nào, nhiệt độ phù hợp với em bé, sữa mẹ từ trong cơ thể tiết ra, thì khoảng 37oC không nóng quá cũng không lạnh quá.
- Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp cho trẻ thông minh, tăng cường thị lực. Bởi vì trong sữa mẹ hàm lượng Vitamin A rất là cao. Cũng như là hàm lượng DHA, acid béo không no có trong sữa mẹ chiếm tỷ lệ khá nhiều giúp phát triển trí não tốt nhất.
- Cuối cùng nuôi con bằng sữa mẹ không những phòng ngừa được suy dinh dưỡng ốm đau mà còn phòng ngừa tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em.
Lợi ích đối với mẹ
Sau khi sinh xong, cho em bé bú ngay giúp xổ nhau nhanh chóng hơn, tráng tình trạng xót nhau. Vì tử cung co hồi sớm hơn nên tránh tình trạng chảy máu của bà mẹ sau sinh, cũng như thành bụng của các mẹ nhanh chóng trở về tình trạng bình thường hơn.
Kích thích tăng cường sản xuất sữa. Giúp phòng cương tức sữa cho mẹ. ví dụ trong trường hợp không cho con bú sữa về gây cương túc ngực. Thậm chí một số bà mẹ còn dẫn tới tình trạng tắc tuyến sữa hoặc áp xe vú.
Tiết kiệm rất lớn nguồn chi phí cho gia đình. nếu người mẹ không đủ sữa cho con bú thì chúng ta chi một khoản khác lớn để mua sữa công thức cho con, tuy nhiên sữa này chưa chắc đã tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ cho con bú giúp tăng cường tình cảm me con.
Chính vì vậy, cho con bú mẹ vừa tốt cho mẹ phòng ngừa tình trạng u thư cổ tử cung hoặc là ung thư vú.
Và cuối cùng bà mẹ nào mà nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm chậm có kinh lại, chậm có thai. Vì trong thời kỳ cho con bú, sẽ ức chế quá trình rụng trứng làm không có kinh nguyệt phòng được trường hợp chúng ta có thai lại quá sớm.
Lợi ích với xã hội
Em bé được nuôi bằng sữa mẹ, em bé sẽ ít ốm đâu bệnh tật hơn, em bé phát triển khỏe mạnh nên giảm chi phí về mặt y tế.
Nếu trong xã hội không có nhiều em bé bị suy dinh dưỡng, nhiều em bé bị bệnh tật thì sẽ giúp giảm gánh nặng cho xã hội.
Theo kinh nghiệm bản thân thì các mẹ nên cho con ngậm ti trực tiếp thay vì vắt ra bình cho bú trong giai đoạn này trừ một số trường hợp bất đắc dĩ. Nếu có vắt thì chỉ vắt để trữ đông sau này cho bé dùng nếu mẹ phải đi làm sớm.
Rất nhiều mẹ sợ đầu ti xấu hay vắt sữa cho con bú bình theo mình thấy có nhiều bất lợi:
- Thứ nhất con trong giai đoạn này hay bú theo cử, tới cử bú là sữa chảy thay vì cho con ngậm ti thì các mẹ lại ngồi vắt, lại tốn thêm một người phụ mình cho con bú. Thêm vào đó tình cảm mẹ con lại không gắn bó.
Nhất là buổi, lúc ngủ, tới cử bú mẹ chỉ nằm nghiêng cho bé bú, khi no bé tự động thả ra, mẹ lưu ý tránh để con bị ngạt. Như vậy, mẹ cũng được nằm ngủ ngay, và khi bé bú no sữa cũng ngủ luôn không phải làm thêm động tác ẵm bé bỏ xuống giường.
- Thứ hai, vì giai đoạn này bé hoàn toàn bú mẹ , nên có đi đi chơi đi du lịch mẹ cũng không phải lo lắng con ăn gì, chỉ cần sữa của mẹ là ổn. Nếu bạn ngại phải cho con bú nơi công cộng thì bạn có thể sử dụng khăn che. Hoặc một số nơi có phòng riêng cho các mẹ cho con bú.
Xem thêm: Đánh giá những máy hút sữa nào tốt nhất hiện nay
Máy tiệt trùng bình sữa loại nào tốt giữa Fatz, Philips Avent và Pigeon?
Các bạn đừng nghĩ cứ sử dụng máy vắt là bầu ngực mình sẽ như phụ nữ chưa chồng. Vì mỗi người phụ nữ tới một giai đoạn sẽ có nét đẹp riêng. Mình 30 tuổi sẽ có vẻ đẹp tuổi 30 tuổi chứ không thể giữ mãi tuổi 18. Và chưa chắc gì lực mút từ miệng con lại mạnh hơn máy hút sữa làm cho ngực của bạn xấu đi. Nên hãy tự tin cho con bú trực tiếp nhé.
Do đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ rất là quan trọng. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau mà nhiều mẹ vẫn chọn cho con uống sữa công thức (hay còn gọi là bú bình). Việc cho con uống sữa ngoài như vậy cũng mang lại nhiều bất lợi.
Những bất lợi của việc uống sữa ngoài (Việc bú bình)
Cho trẻ bú bình ngăn cản sự gắn bó của mẹ với con. Chẳng hạn nhiều nhiều bà mẹ sinh con ra mà không nuôi con bằng sữa mẹ có những trường hợp giao hẳn em bé cho ông bà hoặc người giúp việc nuôi thì tình mẫu tử tình mẹ con không gắn kết, nên em bé bị tổn thương về mặt tình cảm.
Hầu hết các em bé bú bình thường mắc hầu hết các bệnh về đường hô hấp cũng như đường tiêu hóa chẳng hạn dễ tiêu chảy, nhiễm khuẩn.
Các em bé bú mẹ hầu như không dị ứng với protein sữa mẹ những đối với trẻ bú bình tỷ lệ trẻ dị ứng với protein sữa bò khá là cao.
Trong sữa công thức hàm lượng protein rất cao, hàm lượng muối cũng rất cao nên các em bé bú bình một số em bé thường xuyên ốm đau, ngược lại một số em bé lại ăn quá mức quá nhiều lại dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì. Theo nhiều nghiên cứu, các trẻ nằm ở nhóm thừa cân béo phì thường là các trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
Nuôi con bằng sữa công thức thiệt hại về kinh tế.
Qua những phân tích như vậy thì chúng ta thấy tại sao nuôi con bằng sữa mẹ vì mang lại nhiều lơi ích cho em bé, cho mẹ và cho xã hội. Tuy nói cho con bú mẹ hoàn toàn nghe có vẻ đơn giản, nhưng các mẹ cũng cần phải trang bị hiểu biết đầy đủ và có chút thời gian để làm quen. Khi đó bạn mới cảm thấy thật tự nhiên khi cho con bú, không gặp phải những khó chịu, căng thẳng. Bạn có thể tham khảo khóa học Nuôi con bằng sữa mẹ của Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng- Viện dinh dưỡng Quốc gia. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc và tư vấn trong lĩnh vực dinh dưỡng, bác sĩ Lê Thị Hải sẽ đem đến cho bạn những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm hữu ích và tin cậy. Qua khóa học bạn nắm được:
- Hiểu rõ thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Giải đáp nhiều vấn đề thắc mắc, khó khăn mà các bà mẹ thường gặp phải, nhất là những bạn làm mẹ lần đầu.
- Cách xử lý những tổn thương hay gặp khi cho con bú như nứt núm vú, áp xe vú, tắt tia sữa…
- Những loại thuốc nào được và không được dùng trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ?
- Chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý trong suốt thời kỳ cho con bú?
- Thực phẩm nào nên ăn, giúp tăng lượng sữa để có nguồn sữa dồi dào nuôi em bé?
- Cách tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm trở lại, để em bé có thể tiếp tục bú sữa mẹ trong khoảng thời gian lớn hơn từ 1 – 2 tuổi (tuổi vẫn rất cần được bú sữa mẹ).
Hi vọng rằng, với kiến thức, sự tự tin từ những hỗ trợ, hướng dẫn ở khóa học này, việc cho con bú sẽ trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình làm mẹ của bạn; tạo nền tảng vững chắc nhất cho sự phát triển của trẻ sau này.
Giai đoạn từ 6- 12 tháng
Bước qua tháng thứ 6. thì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nữa, Giai đoạn này các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Vậy tại sao phải cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này và tầm quan trọng của ăn dặm là gì?
Tầm quan trọng của ăn dặm hay tại sao bé của chúng ta phải ăn dặm?
Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển của bé rất nhanh, nên từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ không tài nào đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, chúng ta buộc phải cho bé ăn dặm.
Ví dụ: Một đứa trẻ phát triển bình thường có cân nặng lúc 6 tháng gấp đôi so với lúc mới sinh.
Lúc sinh ra chiều dài 50 cm nhưng tới tháng 6 thì bé phải dài khoảng 65cm.
Điều này cho thấy trẻ phát triển rất là nhanh, với tốc độ phát triển nhanh như vậy sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho bé được.
Lúc này sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng đủ nhu cần năng lượng, tuy nhiên trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển. Ví dụ một số vi chất bắt buộc phải cung cấp từ thức ăn bên ngoài, vì sữa mẹ gần như không còn đủ : Fe cần cần bổ sung 98%, Iod cần 40%; Kẽm cần 72%; vitamin A cần 29%…
Một số mẹ cho rằng mình còn rất nhiều sữa nên tiếp tục cho con bú. Các mẹ lưu ý, tuy dạ dày của con chỉ bằng 1/5 kích thước dạ dày người lớn nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại cao từ 4-5 lần. Nếu qua tháng thứ 6 mà vẫn chưa cho con ăn dặm thì: Trẻ sẽ chậm lên cân. Vì không cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng, nên trẻ dễ mắc bệnh còi xương, thiếu máu, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, Đặc biệt, các vi chất dinh dưỡng như là vitamin A vitamin C, kẽm là cho bé hay ốm đau.
Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm
Khi ăn dặm tập cho trẻ ăn đa dạng sẽ tạo nền tảng cho chế độ dinh dưỡng cân bằng sau này.
- Nhờ có ăn dặm, giúp trẻ có phản xạ nhại và nuốt giúp trẻ phát triển cơ hàm và giúp nói tốt hơn.
Nếu trẻ không tâp được động tác nhai từ nhỏ thì cơ hàm sẽ không phát triển. Sau này, sữa thay bằng răng vĩnh viễn lớn hơn, khung hàm nhỏ không đủ vị trí cho răng mọc dẫn tới tình trạng mọc lệch. Nên nhiều bé lớn lên muốn có hàm răng đẹp thì phản nắn hàm vừa tốn kém lại gây đâu đớn.
- Nói xa hơn khi cho bé ăn dặm thì tập được kỹ năng xã hội giúp trẻ độc lập hơn sau này.
Các sai lầm khi cho con ăn dăm
- Thời gian cho con ăn dặm
Cho ăn dặm quá sớm: con từ 3 đến 4 tháng tuổi đã cho ăn. Có thể do áp lực từ phía gia đình, hậu quả dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn chỉnh. Rối loạn tiêu hóa ví dụ như tiêu chảy, nếu tiêu chảy kéo dài làm cho trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Hoặc cho con ăn quá muộn thì cũng làm trẻ chậm phát triển, vì tới giai đoạn 6 tháng sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ.
- Cách chế biến thức ăn dặm:
Một số phụ huynh cứ nghĩ hầm xương, hầm rau củ thì chất dinh dưỡng sẽ ra trong nước, cho con ăn nước là đủ chất. Tuy nhiên một số chất béo từ trong tủy xương đi ra sẽ là cho bé khó hấp thu. Do đó nên khuyến khích các mẹ sử dụng nước hầm sườn thăn, đùi gà, thân gà đặc biệt không cho ăn chân gà – không có giá trị dinh dưỡng để nấu cháo cho con ăn. Cho con ăn cả cái và nước. Bên cạnh đó, bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm, thịt, trứng, cho ăn thêm các loại rau, củ quả nhằm cung cấp chất xơ, tránh táo bón.
- Cho ăn rất ít chất béo:
Đối với trẻ em nhu cầu chất béo rất là cao chiếm từ 40-45% trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Chất chéo chính là nguồn cung cấp năng lượng cho bé. Nếu khẩu phần ăn thiếu chất béo thì trẻ ăn hoài mà không thấy lớn. Ngoài ra chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin ( A, D, E,K) giúp dễ hấp thu hơn.
- Cho ăn quá nhiều đạm:
Đây là nguyên nhân gây táo bón. Nếu ăn quá nhiều đạm còn ảnh hưởng đến chức năng thận vì giai đoạn này chức năng thận của bé còn yếu, khả năng lọc chưa tốt. Thừa đạm cũng còn gây ra tình trạng thừa cân béo phì.
- Không cho ăn thô,
Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố, làm cho trẻ không tập được động tác nhai, chính điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm sau này.
- Ép trẻ ăn nhiều
Khi trẻ không muốn ăn nhưng vẫn bị ép làm cho bé nôn ói dẫn tới tình trạng sợ ăn hậu quả dẫn tới làm cho trẻ biếng ăn.
- Tách riêng bữa ăn của bé với các thành viên trong gia đình
Nhất là ở các thành phố lớn thường giao việc cho ăn giúp việc. Không khí bữa ăn của gia đình rất đối với trẻ, giúp trẻ ăn được nhiều và đa dạng các loại thức ăn.
Xem thêm: Nồi nấu cháo cho bé loại nào tốt? Có nên mua nồi nấu cháo BBCooker?
Để mỗi bữa ăn không phải là cuộc chiến giữa mẹ và bé. Thì các bậc phụ huynh cần nắm bắt những kiến thức vững chắc để tự tin cho trẻ ăn đúng cách trong giai đoạn này. Bạn có thể tham khảo khóa học Ăn dặm cho trẻ từ 6- 12 tháng của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hải. Nếu bố mẹ không cho trẻ ăn dặm đúng cách thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn làm bé chán ăn, chậm lên cân hoặc ăn quá nhiều dẫn tới tình trạng béo phì…
Hiện nay, với sự phát triển mạnh của truyền thông nên các mẹ dễ dàng cập nhật các phương pháp ăn dặm rất hay trên thế giới. Ví dụ như ăn dặm theo phương pháp của Nhật, ăn dặm theo phương pháp truyền thống, phương pháp “Bé chỉ huy” Nhưng liệu cách đó có phù hợp hoàn toàn cho con của mình không?
Mình có cô bạn thân đang áp dụng rập khuôn phương pháp cho ăn dặm của người Nhật, nhưng mà bé vẫn không chịu ăn. Cộng với áp lực từ phía mẹ chồng làm cô stress cực độ. Do đó, các mẹ có cần phải tìm kỹ trước khi áp dụng để cho con ăn đúng cách và hợp lý.
Hoặc có bạn có thể theo dõi khóa học Ăn dặm cho trẻ từ 6- 12 tháng của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hải. Bs Hải có hơn 30 kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng sẽ giải đáp những thắc mắc trong vấn đề cho con ăn dặm. Và cùng bạn chọn ra phương pháp ăn dặm phù hợp cho trẻ. Đây là điều mà khiến nhiều mẹ trở nên lúng túng, bối rối. Ngoài ra bạn có thể nắm được các kiến thức sau :
• Những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp khi tiến hành giai đoạn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
• Biết cách xử lý những khó khăn thường mắc phải khi cho con ăn dặm.
• Hiểu được cách ăn dặm đúng cách để con không bị thiếu vi chất dinh dưỡng (gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ).
• Hướng dẫn chi tiết cách cho trẻ ăn theo từng tháng tuổi, từng giai đoạn (ăn như thế nào khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, ăn như thế nào ở những tháng tiếp theo?…).
Hãy để việc chăm con không còn là áp lực các mẹ nhá.
Xem thêm : Nên mua xe đẩy em bé loại nào tốt, an toàn cho bé, bền và giá rẻ nhất?